Kinh doanh/Bán hàng là nhóm ngành không thể thiếu trong mọi ngành nghề. Trong đó, vị trí được tuyển dụng nhiều nhất nhóm ngành Kinh doanh/Bán hàng phải kể đến Sales (Nhân viên kinh doanh). Nếu bạn đam mê kinh doanh và sở hữu nền tảng kiến thức chuyên môn tốt, bạn hoàn toàn có thể chinh phục những vị trí Sales với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ để các bạn đọc dễ dàng định hướng nghề nghiệp chính xác và nắm được bí kíp thành công trong ngành.
1. Nhân viên Sales/Nhân viên kinh doanh là gì?
Sales
(Nhân viên kinh doanh) là người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn và bán sản
phẩm/dịch vụ cho khách hàng, từ đó tạo ra doanh thu cho công ty/doanh nghiệp.
Nhân
viên Sales đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp, giúp tạo và doanh
thu và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, đóng góp lớn vào sự phát triển của
doanh nghiệp.
Vậy
nhân viên kinh doanh có phải là Sales không? Nhân viên kinh doanh và Sales thường
được sử dụng để chỉ những người làm trong lĩnh vực bán hàng. Hai khái niệm này
không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, hai thuật ngữ "nhân
viên kinh doanh" và "nhân viên Sales" thường được sử dụng để chỉ
đến cùng một nhóm người làm công việc bán hàng, phát triển kinh doanh.
2. Mô tả công việc nhân viên Sales/Nhân viên kinh doanh
Tìm
hiểu và nắm vững thông tin về các sản phẩm/dịch vụ của công ty: để mang lại cho
khách hàng trải nghiệm tốt nhất, nhân viên kinh doanh cần hiểu rõ từng chi tiết
của sản phẩm, chỉ khi nắm vững thông tin này, họ mới có thể truyền đạt một cách
hiệu quả đến khách hàng.
- Giới
thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng: nhân viên Sales là người trực tiếp giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các chính
sách, ưu đãi đến khách hàng để thuyết phục khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên
cứu thị trường: một nhân viên Sales sẽ luôn để ý tới biến động của thị trường,
tìm hiểu và nghiên cứu thị trường liên tục để nắm được nhu cầu của khách hàng, từ
đó đưa ra được những lợi ích vượt trội trong quá trình tư vấn cho khách hàng, dễ
dàng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
- Chủ
động tìm kiếm và mở rộng tệp khách hàng: nhân viên Sales cũng đồng thời là người
“đãi cát tìm vàng”, tìm kiếm khách hàng trên thị trường rộng lớn. Họ sẽ chịu
trách nhiệm đưa ra danh sách các tổ chức hay cá nhân đang có nhu cầu mua sản phẩm
hoặc các tập khách tiềm năng, khách mục tiêu, v.vv..
- Thỏa
thuận và cung cấp báo giá cho khách hàng: nhân viên kinh doanh cũng sẽ tiếp tục
đàm phán với khách hàng sau khi giới thiệu sản phẩm và chương trình ưu đãi, báo
giá sản phẩm và thỏa thuận về việc mua hàng.
- Duy
trì sự hài lòng của khách hàng: nhân viên kinh doanh cần chăm sóc khách hàng,
cung cấp cho họ những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, và tạo dựng sự trung thành
của khách hàng với doanh nghiệp.
- Duy
trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng: để giữ chân khách hàng lâu dài,
nhất là những doanh nghiệp lớn, nhân viên kinh doanh cần duy trì mối quan hệ tốt,
lắng nghe và đón nhận phản hồi từ khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Báo
cáo kết quả định kỳ: nhân viên Sales cần báo cáo doanh số định kỳ cho công ty,
giúp doanh nghiệp kiểm soát tiến độ công việc và hiệu quả kinh doanh.
- Quản
lý và kiểm soát hàng hóa: nhân viên Sales có nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa, quản lý
hoá đơn bán hàng và cập nhật hàng hóa mới kịp thời, giúp khách hàng có được trải
nghiệm mua sắm suôn sẻ, tiện lợi.
3. Một số miền đất hứa cho nghề Sales hiện nay
Hiểu rõ hơn về những thị trường tiềm năng cho các cơ hội việc làm Sales sẽ giúp bạn có thể có thêm những thông tin để đưa ra sự lựa chọn phù hợp hơn trong tương lai. Hãy cùng tham khảo một số “miền đất hứa” cho nghề Sales hiện nay.
3.1. Marketing
Ngành Marketing là miền đất hứa của nghề Sales bởi mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở. Ngoài ra, ngành Marketing cũng có nhiều lĩnh vực đa dạng, cho phép nhân viên Sales phát triển chuyên môn theo sở thích và năng lực. Họ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý, giám đốc với mức thu nhập cao hơn.
3.2. Bất động sản
Sự tăng cao về nhu cầu nhà ở, sự mở rộng của những kênh bán hàng trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều cơ hội, lợi thế cho nghề Sales có thể phát triển tốt hơn trong lĩnh vực bất động sản.
3.3. Công nghệ thông tin
Một trong những lý do chính làm cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trở thành một miền đất hứa cho nghề Sales là sự phổ biến của công nghệ trong mọi lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Các doanh nghiệp ngày nay đang có nhu cầu tìm kiếm cao về các giải pháp CNTT để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ, từ quản lý dữ liệu đến tương tác với khách hàng.
4. TOP các vị trí Sales được tuyển dụng nhiều nhất
4.1. Salesman (Nhân viên kinh doanh)
Là
người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
doanh số bán hàng và tăng doanh thu cho công ty.
Mô
tả công việc Nhân viên kinh doanh:
- Tìm
kiếm khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh khác nhau như gọi điện thoại,
email, mạng xã hội, v.vv..
- Giới
thiệu và tư vấn sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, giải đáp thắc mắc của
khách hàng.
- Thuyết
phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách trình bày lợi ích và giá trị
của sản phẩm.
- Hỗ
trợ khách hàng xử lý các đơn hàng và thanh toán.
- Duy
trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trước, trong và sau bán hàng.
4.2. Sales Representative (Đại diện kinh doanh)
Là
một vị trí trong bộ phận Sales nói chung, nhưng họ có cấp bậc cao hơn so với vị
trí nhân viên Sales thông thường. Tuy vậy, nhiệm vụ hàng ngày của họ cũng sẽ
tương tự với một Salesman. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm sâu hơn
trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Mô
tả công việc Sales Representative (Đại diện kinh doanh):
- Giới
thiệu, quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ bằng cách sử dụng lập luận vững chắc
cho khách hàng hiện tại và tiềm năng.
- Thực
hiện phân tích chi phí-lợi ích và nhu cầu của khách hàng hiện tại/potential để
đáp ứng nhu cầu của họ.
- Thiết
lập, phát triển và duy trì mối quan hệ kinh doanh và khách hàng tích cực.
- Giải
quyết nhanh chóng các vấn đề và khiếu nại của khách hàng để tối đa hóa sự hài
lòng.
- Cung
cấp cho quản lý các báo cáo về nhu cầu, vấn đề, quan tâm của khách hàng, hoạt động
cạnh tranh và tiềm năng cho sản phẩm và dịch vụ mới.
4.3. Sales Executive (Điều hành kinh doanh)
Là
vị trí cấp cao và quản lý các hoạt động bán hàng trong một khu vực hoặc phân
khúc thị trường cụ thể. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phát triển chiến lược
và thúc đẩy doanh số bán hàng cho nhóm bán hàng dưới quyền.
Mô
tả công việc Sales Executive (Điều hành kinh doanh):
- Lập
kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho khu vực hoặc phân khúc thị trường được
giao.
- Quản
lý, đưa ra những kế hoạch để phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng.
- Đào
tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng bán hàng.
- Giám
sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên bán hàng theo định kỳ.
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
- Sales
Supervisor (Giám sát kinh doanh)
- Sales
Supervisor (Giám sát kinh doanh) là người có trách nhiệm điều hành, quản lý các
nhóm bán hàng để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh và thực hiện chiến lược
bán hàng của công ty.
Để thành công trong vị trí này, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo
và quản lý tốt, khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên, cũng
như kiến thức chuyên môn về bán hàng và thị trường.
4.4. Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh)
Là
người có trách nhiệm điều hành, quản lý các nhóm bán hàng để đảm bảo đạt được
các mục tiêu kinh doanh và thực hiện chiến lược bán hàng của công ty. Để thành
công trong vị trí này, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt, khả năng
truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên, cũng như kiến thức chuyên môn về
bán hàng và thị trường.
Mô
tả công việc Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh):
- Lập
kế hoạch và đề ra mục tiêu bán hàng cho nhóm.
- Tổ
chức và điều phối lịch làm việc của các đại diện bán hàng.
- Đào
tạo và phát triển kỹ năng bán hàng cho nhân viên thuộc nhóm bán hàng do mình quản
lý.
- Hỗ
trợ và giải quyết vấn đề cho nhân viên trong quá trình bán hàng.
- Theo
dõi quá trình làm việc và đưa ra sự đánh giá về hiệu quả hoạt động của nhân
viên.
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
4.5. Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh)
Sales
Manager (Trưởng phòng kinh doanh) là vị trí lãnh đạo trong bộ phận bán hàng, chịu
trách nhiệm hoạch định chiến lược, phát triển và thúc đẩy doanh số bán hàng cho
toàn bộ doanh nghiệp. Để thành công trong vị trí này, bạn cần có tố chất lãnh đạo,
khả năng quản lý hiệu quả, tầm nhìn chiến lược và kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Mô
tả công việc Sales Manager:
- Lập
kế hoạch chiến lược bán hàng và phát triển thị trường.
- Xây
dựng mục tiêu doanh số và phân bổ cho các bộ phận/nhân viên bán hàng.
- Quản
lý và giám sát hoạt động của toàn bộ bộ phận bán hàng.
- Tham
gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng để
đạt được những mục tiêu bán hàng, phát triển thị trường.
- Đánh
giá hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng và đề xuất giải pháp cải thiện.
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo theo định kỳ hoặc khi được
yêu cầu.
4.6. Sales Director (Giám đốc kinh doanh)
Thường
được xem là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận Kinh doanh/Bán hàng, chịu
trách nhiệm hoạch định chiến lược, phát triển và thúc đẩy doanh số bán hàng cho
toàn bộ doanh nghiệp.
Mô
tả công việc Sales Director (Giám đốc kinh doanh):
- Chịu
trách nhiệm nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu doanh thu và xây dựng chiến
lược bán hàng phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
- Quản
lý đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát hiệu quả công việc và đưa ra các giải
pháp cải thiện.
- Đánh
giá hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng, theo dõi tiến độ bán hàng và đề xuất
các giải pháp cải thiện hiệu quả công việc.
- Tuyển
dụng nhân viên mới, đào tạo và phát triển kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân
viên.
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty, cập nhật tình hình
thị trường và đề xuất các phương hướng phát triển mới
4.7. Sales Logistics (Nhân viên kinh doanh Logistics)
Là
những người bán các sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi dịch vụ Logistics như kho
bãi, dịch vụ khai báo hải quan, cung cấp giá cước, v.vv.. Họ là người trực tiếp
tìm kiếm, trao đổi và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ Logistics và
giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng trong tổ chức.
Mô
tả công việc Sales Logistics:
- Tìm
kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty.
- Liên
lạc, chăm sóc khách hàng cũ tiềm năng để hỗ trợ giá cả và thông báo các dịch vụ
ưu đãi.
- Phối
hợp cùng nhóm hậu cần để đảm bảo chất lượng các lô hàng đến và đi không bị nhầm
lẫn, thiếu sót hoặc hư hại.
- Phối
hợp với các đơn vị vận chuyển để quản lý các tệp tin vận chuyển điện tử và xử
lý các phát sinh như hoàn trả hàng (nếu có).
Đây là một công việc chịu nhiều áp lực về doanh số và khả năng bị đào thải cao nếu không đảm bảo nguồn khách hàng. Tuy nhiên, môi trường làm việc nhiều cơ hội học hỏi, lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nên vị trí này vẫn thu hút lượng lớn ứng viên.
4.8. Sales Admin (Trợ lý/Thư ký kinh doanh)
Là
trợ lý hoặc thư ký của các phòng ban trong doanh nghiệp. Họ là người tiếp nhận
thắc mắc của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tùy vào quy mô và
cách thức làm việc của mỗi doanh nghiệp mà công việc của Sales admin khác nhau.
Tuy nhiên, họ đều phải chịu trách nhiệm cho các đầu việc sau:
- Theo
dõi tình trạng hàng hóa, nguyên vật liệu, v.vv.. xuất nhập và tồn kho.
- Theo
dõi lịch trình đơn hàng, tiến hành lập biên bản giao - nhận của từng đơn.
- Thúc
đẩy tiến độ làm việc của nhân viên Sales để đạt được doanh số tối thiểu.
- Kiểm
tra đơn hàng bao gồm tình trạng, thông tin khách hàng, v.vv.. để đảm bảo giao
đúng người, đúng sản phẩm.
- Nhập
đơn hàng vào hệ thống của doanh nghiệp và kiểm tra tình trạng thanh toán, công
nợ, thông tin của khách hàng và cập nhật những thay đổi (nếu có).
- Hỗ
trợ cấp trên soạn thảo văn bản, giấy tờ nội bộ liên quan đến các cuộc họp hoặc
hoạt động của phòng kinh doanh.
- Liên
hệ, giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như hỗ trợ khi cần thiết.
- Tổng
hợp thông tin khách hàng, phân loại khách thường, khách VIP, v.vv.. để đưa ra
các chính sách tri ân phù hợp.
- Cập
nhật số liệu bán hàng và lập báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của
cấp trên.
4.9. Sales Tour (Nhân viên kinh doanh Tour du lịch)
Là
người bán sản phẩm/dịch vụ du lịch cho khách hàng nhằm mang lại cho họ những trải
nghiệm tốt nhất, đồng thời có thể tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiện
có 2 hình thức sale tour phổ biến:
- Sale
tour Inbound: Là công việc tư vấn, giới thiệu thông tin
gói sản phẩm/dịch vụ du lịch trong nước cho khách người nước ngoài.
- Sale
Tour du lịch Outbound: Là người bán sản phẩm/dịch vụ du lịch
cho đối tượng khách trong nước có kế hoạch du lịch ở nước ngoài.
Dựa
trên tính chất công việc, nhân viên Sale tour cần phải thực hiện một số đầu việc
sau:
- Tìm
kiếm nguồn khách hàng đoàn và lẻ, trực tiếp tư vấn các gói sản phẩm du lịch của
doanh nghiệp với mức giá phù hợp, hấp dẫn.
- Phối
hợp với admin xây dựng, thiết kế chương trình du lịch mới
- Tiến
hành bán vé và ký hợp đồng, liên hệ với các bên để đặt vé, đặt chỗ, đặt phòng
khách sạn ngay khi khách hàng đồng ý mua tour
- Định
kỳ báo cáo công việc cho ban lãnh đạo
4.10. Sales Consultant (Nhân viên tư vấn bán hàng)
Là
người đóng vai trò cố vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp về cách gia tăng
doanh số bán hàng, cải thiện kỹ thuật và chiến lược bán hàng, cũng như xây dựng
mối quan hệ khách hàng chặt chẽ hơn. Họ sẽ xác định các điểm cần cải thiện,
phát triển chiến lược để tối đa hóa tiềm năng bán hàng và xây dựng sự trung
thành của khách hàng.
Mô
tả công việc Sales Consultant (Nhân viên tư vấn bán hàng):
- Xác
định và đánh giá nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ các sản phẩm hoặc dịch
vụ phù hợp.
- Tư
vấn và hướng dẫn về các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- Chuẩn
bị các tài liệu về sản phẩm/dịch vụ và đưa ra trình bày, thuyết trình cho khách
hàng khi cần thiết.
- Thỏa
thuận về hợp đồng, giá cả, các điều khoản và điều kiện với khách hàng.
- Theo
dõi xu hướng thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
- Kiểm
tra hiệu suất bán hàng và ghi lại dữ liệu khách hàng.
- Hỗ
trợ xây dựng chiến lược bán hàng cùng các nhân viên khác trong bộ phận kinh
doanh.
- Tìm
kiếm khách hàng tiềm năng và theo dõi các cơ hội bán hàng.
- Cập
nhật các diễn biến trong ngành.
4.11. Sales Associate (Nhân viên bán hàng tại cửa hàng)
Là
nhân viên bán hàng làm việc trong cửa hàng để bán các sản phẩm cho khách hàng.
Sales Associate có nhiệm vụ chính là tạo ra trải nghiệm mua sắm dễ chịu và tốt
đẹp cho khách hàng. Họ đại diện cho công ty mình làm việc, và thường được coi
là "gương mặt" của thương hiệu trong tâm trí của người mua hàng.
Các
nhiệm vụ hàng ngày của Sales Associate bao gồm:
- Chào
đón và tương tác với khách hàng tại cửa hàng và trên sàn bán hàng.
- Lắng
nghe nhu cầu của khách hàng và đề xuất các sản phẩm phù hợp.
- Thúc
đẩy việc mua sắm bằng cách đề xuất thêm các sản phẩm có thể bổ sung cho nhu cầu
của khách hàng.
- Kiểm
tra và duy trì hàng tồn kho của các sản phẩm.
- Tìm
hiểu càng nhiều càng tốt về sản phẩm để có thể trả lời các câu hỏi của khách
hàng.
- Hỗ
trợ trong các chiến dịch tiếp thị, các chương trình trung thành và các chương
trình khuyến mãi của cửa hàng.
- Tạo
ra các trưng bày và treo biển hiệu.
- Xử
lý thanh toán của khách hàng tại quầy thu ngân.
- Đóng
gói hoặc đóng gói sản phẩm mua.
- Khuyến
mãi cho các sản phẩm mới và các sản phẩm khuyến mãi.
- Làm
đầy kệ hàng với hàng tồn mới.
- Xử
lý việc trả hàng và đổi trả.
4.12. Sales B2B (Nhân viên kinh doanh B2B)
Là
người chuyên thực hiện các hoạt động bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Khác với B2C (bán hàng cho người tiêu dùng cá nhân), B2B tập trung vào vào việc
xây dựng mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, hiểu rõ nhu cầu của họ và
cung cấp các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó.
Mô
tả công việc của Sales B2B (Nhân viên kinh doanh B2B):
- Xác
định các doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của công ty và có tiềm
năng hợp tác lâu dài.
- Tiếp
cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và giải thích lợi ích cho
họ.
- Đàm
phán về giá cả, điều khoản hợp đồng và các yếu tố khác liên quan đến việc bán
hàng.
- Giữ
liên lạc với khách hàng sau khi bán hàng, hỗ trợ họ giải quyết vấn đề và đáp ứng
nhu cầu của họ.
- Ghi
chép và theo dõi các hoạt động bán hàng, báo cáo kết quả cho cấp trên.
4.13. Sales Coordinator (Nhân viên điều phối kinh doanh)
Là
người hỗ trợ các hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Họ đảm nhiệm các công
việc hành chính, quản lý dữ liệu và hỗ trợ các nhân viên bán hàng tập trung vào
việc chốt giao dịch. Họ cũng cần phải giỏi trong việc lập kế hoạch và theo dõi
dữ liệu.
Các
công việc của Sales Coordinator (Nhân viên điều phối kinh doanh):
- Duy
trì hồ sơ bán hàng được tổ chức và báo cáo việc đặt mục tiêu cuối tháng cho
nhóm quản lý cấp cao.
- Sắp
xếp việc tạo ra và phân phối các bản trình bày và tài liệu hỗ trợ để giúp nhóm
bán hàng tạo ra cơ hội kinh doanh.
- Hỗ
trợ quản lý cấp cao bằng cách hoàn thành các đơn hàng và thông báo cho khách
hàng về các trễ hẹn và ngày giao hàng.
- Đóng
góp vào sự hài lòng tổng thể của khách hàng bằng cách trả lời email một cách kịp
thời và xử lý các đơn hàng qua điện thoại.
-Thiết
lập giao tiếp và tương tác tích cực với các đại diện bán hàng để đảm bảo các
đơn hàng được xử lý kịp thời.