Telesales – một trong những ngành nghề quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hiện đại. Không chỉ dừng lại ở việc gọi điện để tiếp cận khách hàng, telesales còn là cầu nối giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững, gia tăng doanh thu và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Vậy telesales thực sự là gì? Công việc này đòi hỏi những kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp nào? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Telesales là gì?
Telesales
là hình thức bán hàng và quảng bá sản phẩm qua điện thoại, nơi nhân viên
Telesales chịu trách nhiệm kết nối với khách hàng tiềm năng, tư vấn và chốt đơn
hàng. Đây là một trong những phương pháp kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm chi
phí, được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm,
giáo dục, ngân hàng, và thương mại điện tử.
Hiện
nay, tiếp thị qua điện thoại là một trong những cách thức kinh doanh hiệu quả
và tiết kiệm chi phí được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì thế, cơ hội tìm việc
làm Telesales rất rộng mở đối với các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng
hiểu đầy đủ về ngành nghề này, biết được chính xác nhân viên Telesale làm gì, cần
kỹ năng, kinh nghiệm gì.
2. Công việc chính của Telesales
Từ
cái tên Telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan nhiều tới việc
gọi điện thoại cho khách. Vì thế mà nhiều người cho rằng Telesales chỉ làm công
việc gọi điện. Cách hiểu này tuy không sai nhưng lại chưa đầy đủ về nghề
Telesales. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên như sau:
Nắm
rõ sản phẩm/dịch vụ:
Telesales
phải là bộ phận nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà
doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó chuẩn bị trước kịch bản nội dung để thực hiện
tốt nhiệm vụ truyền đạt thông tin đến khách hàng.
Gọi
điện giới thiệu sản phẩm:
Từ nguồn data khách hàng mục tiêu được cung cấp, bộ phận Telesale sẽ trực tiếp gọi
điện cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ hoặc các sự kiện/chương
trình ưu đãi có liên quan. Bằng kỹ năng phân tích nhân viên Telesales sẽ phải
xác định được họ có phải là khách hàng tiềm năng hay không, sau đó tìm hiểu nhu
cầu và đưa ra dữ liệu khách hàng hữu ích cho doanh nghiệp.
Chốt
đơn hàng:
Nhân
viên Telesales sẽ trực tiếp đàm phán bán hàng thông qua điện thoại. Họ sẽ thuyết
phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, sau đó tiếp nhận thông tin và
xử lý đơn hàng. Trong trường hợp khách hàng liên hệ để đặt đơn hàng mới, nhân
viên Telesales sẽ thực hiện việc chào mời các sản phẩm/dịch vụ bổ sung dựa vào
thói quen, nhu cầu hoặc hành vi mua hàng của họ trước đó.
Chăm
sóc khách hàng:
Dịch
vụ chăm sóc sau mua hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng
tiếp tục lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp và Telesales sẽ là bộ phận đảm nhận
nhiệm vụ này. Nhân viên Telesales sẽ trực tiếp gọi điện cho khách hàng để chăm
sóc, hỏi thăm họ về quá trình sử dụng sản phẩm hoặc xin các feedback, sau đó
thu thập và tổng hợp các phản hồi của khách hàng để tạo thành kho dữ liệu hữu
ích cho doanh nghiệp.
Giải
đáp các thắc mắc của khách hàng:
Với
lợi thế là người hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và các thông tin liên quan khác,
Telesales sẽ là người trực tiếp tiếp nhận thông tin và giải đáp các thắc mắc của
khách hàng, bao gồm các vấn đề như: cách sử dụng, các tính năng mới của sản phẩm/dịch
vụ, ưu đãi đi kèm (nếu có), thời gian bảo hành, phương thức thanh toán, chất lượng
sản phẩm, v.v..
Giải
quyết khiếu nại:
Thông
qua điện thoại, nhân viên Telesales sẽ là người tiếp nhận các thông tin về khiếu
nại, tranh chấp của khách hàng có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, sau đó đưa ra
phương án giải quyết tốt nhất để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và sự uy tín
cho doanh nghiệp.
Báo
cáo tiến độ công việc:
Trong
quá trình làm việc, nhân viên Telesale phải thực hiện nhiệm vụ báo cáo tiến độ
công việc và các kết quả đạt được cho cấp trên. Việc báo cáo sẽ bao gồm số lượng
cuộc gọi đã thực hiện, số lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng và những
thông tin quan trọng khác.
Có thể thấy rằng, công việc của một nhân viên Telesales không chỉ dừng lại ở việc gọi điện thoại và bán hàng mà còn phải thực hiện những công việc phức tạp hơn. Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, công việc cụ thể của Telesales có thể thay đổi.
3.
Trách nhiệm của nhân viên Telesales
Cũng
giống như nhân viên kinh doanh, nhân viên Telesales được đánh giá dựa trên KPI
(Key Performance Indicator) chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Một người mới
bước vào nghề hay một người có kinh nghiệm làm telesale cũng đều phải đảm bảo một
số KPI như sau:
Số lượng cuộc gọi được thực hiện hàng tháng được giao
Số lượng đơn chốt thành công
Số lượng khách hàng tiềm năng
Sự hài lòng của khách hàng
Thời gian phản hồi khách hàng
Thời gian trung bình nhân viên giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
Tỷ lệ giữa số lượng cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi được thực hiện
4. Các lĩnh vực Telesales phổ biến
Bất động sản: Tư vấn, chào bán dự án và hỗ trợ khách hàng tham quan.
Bảo hiểm: Cung cấp thông tin và chốt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe.
Ngân hàng: Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tài chính như thẻ tín dụng, vay vốn.
Giáo dục: Tư vấn và bán các khóa học hoặc dịch vụ giáo dục.
5.
Kỹ năng cần thiết cho Telesales
Nghề
Telesales thường được xem là một công việc văn phòng nhàn hạ tuy nhiên để trở
thành một nhân viên Telesales giỏi, bạn cần khá nhiều kỹ năng:
Kỹ
năng giao tiếp và thuyết phục:
Giao
tiếp trên điện thoại có nhiều điểm khác biệt so với giao tiếp trực tiếp, khách
hàng sẽ dễ có xu thế từ chối bạn hơn và bạn cũng khó nắm bắt được tâm lý của
người giao tiếp hơn.
Kỹ
năng xử lý vấn đề:
Giải
quyết tình huống linh hoạt trong các trường hợp khách hàng thắc mắc, khiếu nại
Kiến
thức sản phẩm:
Hiểu
sâu về sản phẩm, kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng có tiềm
năng… để tư vấn hiệu quả.
Kỹ
năng làm việc dưới áp lực:
Nghề
Telesales phải chịu rất nhiều áp lực từ KPI cho tới việc bị khách hàng từ chối.
Rất nhiều người ngay cả khi bước vào nghề rồi vẫn không biết công việc telesale
có tốt không, không biết nên vui hay nên buồn với nghề này. Vì thế, hãy chuẩn bị
một “tinh thần thép” nếu muốn theo đuổi nghề Telesales.
6. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Telesales
là công việc không yêu cầu cao về bằng cấp, phù hợp với nhiều đối tượng lao động.
Thu nhập của Telesales được tính giống như nhân viên kinh doanh. Thông thường,
họ sẽ có hai loại lương: lương cứng và lương mềm.
Lương cứng là một khoản cố định, tháng nào nhân viên Telesales cũng được nhận nếu như hoàn thành công việc được giao.
Lương mềm là phần trăm hoa hồng họ nhân được khi chốt đơn thành công cùng với các phần thưởng thêm khi hoàn thành tốt công việc.
Mức lương trung bình từ 6 - 15 triệu đồng/tháng, có thể đạt đến 30 triệu đồng/tháng nhờ hoa hồng doanh số.